Hầu hết nhà giao dịch, bao gồm nhà giao dịch mới, đều biết rằng giá cả chạm đường hỗ trợ, bật lên và giá cả chạm đường kháng cự thì thoái lui. Điều này áp dụng cho hành động giá trong một khoảng. Trên thực tế, nó nhấn mạnh vào chính định nghĩa về khoảng giá trong một khu vực được giới hạn trên biểu đồ. Do đó, giao dịch theo khoảng giá rất phổ biến – rất nhiều, vì vậy, nhiều hệ thống đã được thiết kế xung quanh mức hỗ trợ và mức kháng cự giao dịch và tận dụng tối đa con đường định sẵn về giá cả.
Về cơ bản, vấn đề đó là rất khó để biết khi nào giá sẽ bứt ra khỏi biến động đi ngang của khoảng giá, đặc biệt khi khối lượng không sẵn có.
Điểm khi cầu vượt qua cung, ngay dưới mức giá đang được đề cập, được gọi là mức hỗ trợ. Nói cách khác, tại mức này, giá cả được đẩy lên cao vì có nhiều áp lực mua hơn bán.
Sau khi giá cả chạm mức này, biến động chiếm ưu thế (giảm) dừng lại và chiều hướng thay đổi thành tăng. Đôi khi, mức hỗ trợ được gọi là đáy.
Điểm cung vượt qua cầu, ngay trên mức giá đang được đề cập, được gọi là mức kháng cự. Nói cách khác, tại mức đó, giá cả bị đẩy xuống vì có nhiều áp lực bán hơn mua.
Do đó, sau khi giá chạm mức này, biến động chiếm ưu thế (tăng) dừng lại và chiều hướng thay đổi thành giảm. Đôi khi, mức kháng cự được gọi là đỉnh.
Một loạt các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn hình thành một mô hình được gọi là xu hướng tăng. Trong loại xu hướng này, mức kháng cự không thể chịu được áp lực mua khi cầu trội hơn cung. Kết quả là, giá đi ngang qua mức kháng cự và ghi nhận mức cao hơn trên biểu đồ.
Một loạt các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn hình thành một mô hình được gọi là xu hướng giảm. Trong loại xu hướng này, mức hỗ trợ không thể chịu được áp lực bán khi cung trội hơn cầu. Kết quả là, giá phá vỡ mức hỗ trợ và ghi nhận mức thấp nhất thấp hơn trên biểu đồ.
Đường xu hướng tăng thay thế cho mức hỗ trợ trong biến động giá tăng; nghĩa là đường mà giá thường bật lên. Với mức hỗ trợ, giá cả bị đẩy cao hơn vì có nhiều áp lực mua hơn bán.
Đường xu hướng giảm thay thế cho mức kháng cự trong biến động giá giảm; nghĩa là đường mà giá thường bị đẩy xuống. Với mức kháng cự, giá cả bị đẩy thấp hơn vì có nhiều áp lực bán hơn mua.
Nếu bạn muốn có bằng chứng chứng tỏ rằng mức hỗ trợ và mức kháng cự không chỉ được đánh dấu bằng đường thẳng, mà chỉ cần xem xét các đường trung bình động. Những đường xu hướng cong này cũng đóng vai trò là mức hỗ trợ và mức kháng cự.
Trong xu hướng tăng, giá cả di chuyển khỏi đường trung bình động và ghi nhận mức cao nhất cao hơn - cho thấy cầu sẽ vượt qua cung. Sau khi giá thoái lui, nó sẽ tìm thấy mức hỗ trợ theo đường trung bình động, vì áp lực mua trở nên mạnh hơn áp lực bán.
Điều ngược lại đúng trong xu hướng giảm. Giá cả di chuyển khỏi đường trung bình động và ghi nhận mức thấp nhất thấp hơn - cho thấy cung sẽ vượt qua cầu. Sau khi giá bật lên trở lại, nó sẽ tìm thấy mức kháng cự theo đường trung bình động, vì áp lực bán trở nên mạnh hơn áp lực mua.
Hầu hết nhà giao dịch đều theo dõi nghiêm ngặt mức hỗ trợ và mức kháng cự trong giao dịch của mình. Logic khá đơn giản; khi giá có xu hướng bật lên từ đường hỗ trợ, phản ứng tự nhiên là tìm ra lý do để mua.
Những lý do này thường xuất hiện dưới dạng mô hình tăng giá, một số ví dụ như mô hình hai đáy, mô hình đầu và vai nghịch đảo, hoặc mô hình ba đáy.
Lý do mua khác là nếu việc hình thành mô hình nến tăng giá, ví dụ như khi mô hình nến búa được phát hiện.
Khi giá có xu hướng bứt xuống từ đường kháng cự, phản ứng tự nhiên là tìm ra lý do để bán.
Những lý do này có nhiều hình dạng và kích thước, bao gồm sự xuất diện của mô hình hai đỉnh, mô hình đầu và vai, hoặc mô hình ba đỉnh.
Lý do bán khác là nếu việc hình thành mô hình nến, ví dụ như khi mô hình sao băng được phát hiện.
Hành động giá thường được biết đến là phá vỡ đường hỗ trợ và đường kháng cự – đi ngược lại xu hướng bị dừng bởi một trong hai mức. Biến động giá này có thể xảy ra trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.
Trong trường hợp của xu hướng tăng, nhà giao dịch có xu hướng mua khi hành động giá vượt qua mức kháng cự. Điều này cũng đúng trong đảo chiều xu hướng; nghĩa là khi xu hướng giảm kết thúc quỹ đạo của nó và xu hướng tăng bắt đầu hình thành.
Trong trường hợp của xu hướng giảm, nhà giao dịch thường bán khi hành động giá vượt ra khỏi mức hỗ trợ. Điều này cũng đúng trong đảo chiều xu hướng; nghĩa là khi xu hướng tăng kết thúc quỹ đạo của nó và xu hướng giảm bắt đầu hình thành.
Nhiều nhà giao dịch sẽ tìm kiếm mức hỗ trợ và mức kháng cự bất cứ khi nào họ muốn tận dụng tối đa mô hình hành vi được định trước, trong khu vực giới hạn trên biểu đồ, như khoảng giá.
Thực thế phổ biến cho thấy mua tại thời điểm khi giá bứt lên khỏi mức hỗ trợ, và bán khi nó thoái lui khỏi mức kháng cự. Nhà giao dịch được cảnh báo nên thận trọng và không cảm thấy quá thoải mái khi giao dịch theo mức hỗ trợ và mức kháng cự, nhưng nói chung, nếu loại hành vi này trở nên rõ ràng, nó thường là tín hiệu của cơ hội giao dịch tốt.
Khi giao dịch theo mức hỗ trợ, hãy tìm kiếm lý do kỹ thuật vững chắc để mua – không chỉ dựa vào thực tế rằng giá cả đã chạm đường hỗ trợ. Tương tự như vậy đối với việc bán tại mức kháng cự.
Trong trường hợp mức kháng cự không giữ được trong biến động tăng, và giá bứt ra khỏi một mức kháng cự sau mức khác, đây sẽ là cơ hội mua đi theo xu hướng.
Trong trường hợp mức kháng cự không giữ được trong biến động giảm, và giá cả phá vỡ một mức hỗ trợ sau mức khác, đây sẽ là cơ hội bán đi theo xu hướng.
Cuối cùng, bất kể những gì đã nói, sau khi mức hỗ trợ và mức kháng cự có thể đáng giá với nhà giao dịch, nhưng họ không nên tin tưởng hoàn toàn. Đôi khi họ giữ và đôi khi không! Vì vậy hãy giao dịch một cách thông thái.
Khước từ trách nhiệm: Tài liệu được viết/trực quan bao gồm ý kiến và ý tưởng của cá nhân. Nội dung không nên được hiểu là chứa bất kỳ loại lời khuyên đầu tư nào và/hoặc lời mời chào tham gia bất kỳ giao dịch nào. Nó không ngụ ý về nghĩa vụ mua dịch vụ đầu tư, cũng không đảm bảo hoặc dự đoán hiệu suất trong tương lai. FXTM, các công ty con, đại lý, giám đốc, cán bộ hoặc nhân viên của công ty không đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, kịp thời hoặc hoàn chỉnh của mọi thông tin hoặc số liệu được cung cấp và không nhận bất kỳ trách nhiệm nào đối với mọi tổn thất phát sinh từ việc đầu tư dựa trên các thông tin và số liệu đó.
Cảnh báo về Rủi ro: Có một mức độ rủi ro cao liên quan đến giao dịch các sản phẩm đòn bẩy như forex và CFD. Bạn không nên mạo hiểm nhiều hơn mức mà bạn có đủ khả năng để mất, bạn có thể mất nhiều hơn số vốn đầu tư ban đầu của mình. Bạn không nên giao dịch trừ khi bạn hoàn toàn hiểu mức độ rủi ro thua lỗ thực sự. Khi giao dịch, bạn phải luôn cân nhắc mức độ kinh nghiệm của bạn. Nếu rủi ro có liên quan có vẻ không rõ ràng đối với bạn, hãy tìm kiếm tư vấn tài chính độc lập.